Tầm Quan Trọng Của Công Tác Chống Thấm Tầng Hầm
Chống thấm tường tầng hầm và tầm quan trọng: Tầng hầm là khu vực rất dễ bị thấm nước do tiếp xúc trực tiếp với đất ẩm và nước ngầm. Việc chống thấm đúng cách không chỉ ngăn ngừa ẩm mốc, Hư hại cho nội thất bên trong. Mà còn bảo vệ kết cấu công trình một cách vững bền theo thời gian. Cát Tường gửi đến quý khách hàng quy trình thi công đúng đắn và kinh tế nhất.

Biện Pháp Thi Công Chống Thấm Tầng Hầm
Chống Thấm Tường Tầng Hầm – Chống Thấm Thuận
Chống thấm Thuận: Là chống thấm mặt ngoài tường chắn đất tầng hầm và chống thấm đáy tầng hầm trước khi đổ bê tông. Có nghĩa là chống thấm vào bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nước ngầm.
Trong bài viết này Cát Tường chỉ trình bày cách chống thấm tầng hầm theo phương án chống thấm thuận. Về Chống thấm ngược tầng hầm các bạn vui lòng tham khảo Link đính kèm.

Chống thấm thuận cho đáy sàn trước khi đổ bê tông
- Trước công tác đổ bê tông sàn khoảng 15-30 phút. Ta tiến hành phun hoặc rãi vật liệu chống thấm tinh thể thấm thấu trực tiếp vào bê tông lót. (Quy trình pha trộn và định mức sử dụng các bạn tham khảo thật kỹ từ các nhà sản xuất vật liệu tinh thể thẩm thấu).
- Tiến hành đổ bê tông sàn. Nguyên lý là khi vật liệu chống thấm đang trong quá trình hoạt động sẽ thẩm thấu vào sâu bên trong bêtông. Chúng kết tủa và lấp đầy các mao rỗng của đáy sàn bêtông. Từ đó ngăn chặn sự thấm nước về sau.
- Phương án này về lý thuyết là như vậy. Nhưng theo quan điểm của Cát Tường thì hiệu quả của nó có vẻ rất mơ hồ. Bản thân mình đã từng thi công rất nhiều dự án lớn bằng biện pháp này. Nhưng từ nhiều yếu tố tại công trường thì mình không ủng hộ phương án này. Thay vào đó chúng ta nên dành chi phí của phương án này để tăng cường cho Max của bê tông đáy sàn, hoặc tăng phụ gia chống thấm cho bê tông đáy sàn. Vấn đề về Max bê tông và phụ gia chống thấm trộn trong bê tông thì các đơn vị cung cấp bê tông sẽ tư vấn cho các bạn thấu đáo nhất nhất, và sẽ bảo hành về vấn đề thấm cho đáy sàn công trình của bạn.

Chống Thấm Thuận Cho Mặt Ngoài Tường Tầng Hầm Sau Khi Đổ Bê Tông
Chống thấm thuận bằng vật liệu chống thấm dạng quét: Thi công 02-03 lớp vật liệu chống thấm trực tiếp lên tường bê tong mặt ngoài tầng hầm. Sau khi khô lớp vật liệu này tạo thành 1 lớp màng có tác dụng ngăn nước thấm qua. Về biện pháp này các bạn phải có biện pháp sửa chữa và gia cường cho mạch ngừng bê tông, vết nứt bê tông, lổ ti, bêtông rổ, bêtông tổ ong bằng các vật liệu chuyên dụng trước khi tiến hành quét lớp chống thấm. cụ thể như sau
Vệ Sinh Bề Mặt Tường Bê Tông
Bề mặt thi công chống thấm cần phải được mài rửa sạch hoàn toàn trước khi tiến hành chống thấm. Dùng máy mài cầm tay hoặc vòi xịt áp lực cao để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, Rêu mốc và các tạp chất khác. Một bề mặt sạch sẽ giúp lớp chống thấm theo sau bám dính tốt hơn và đạt chất lượng Pro.
Sửa Chữa Kết Cấu Bề Mặt Tường Bê Tông
Sau khi đã vệ sinh sạch. Chúng ta kiểm tra tổng thể bề mặt tường bê tông và giải quyết các vấn đề sau.
- Định vị các vết nứt của bê tông kết cấu. Sửa chữa các vết nứt này bằng vật liệu bơm chuyên dụng hàn gắn vết nứt. Các vết nứt này được bơm bằng các dòng keo Epoxy 2 thành phần chuyên dụng. Khi keo khô nó sẽ đạt Max cao hơn rất nhiều lần so với bê tông. Từ đó hàn gắn các vết nứt và hạn chế được co ngót về sau. (Dùng máy bơm áp lực để bơm vào hoặc dùng ống Xilanh chuyên dụng).
- Khoanh vùng các vị trí bê tông rỗ, bê tông tổ ong trên toàn bộ bề mặt tường. Sau đó đục loại bỏ phần bê tông kém chất lượng, Đục tạo nhám và Fill kín bằng vữa sửa chữa bù co ngót Sika grout 214-11.
- Các đường ống hoặc các chi tiết kỹ thuật xuyên tường bê tông: Cần được đục vát V tạo nhám, Quấn băng cản nước trương nở và Fill kín lại bằng Sika grout 214-11.
Các công tác nêu trên. Theo quan điểm của Cát Tường thì đó là các công tác cốt lõi quyết định đến 90% chất lượng thi công chống thấm.

Tiến Hành Chống Thấm Tường Tầng Hầm
– Phun nước sạch tạo ẩm bề mặt tường bê tông. Nhằm giảm khả năng hút nước nhanh giữa bề mặt bê tông và lớp vật liệu chống thấm. Do đó sẽ tăng khả năng bám dính sau khi lớp vật liệu khô. Đây là công tác hết sức quan trọng quyết định đến độ bám dính sau này.
– Thi công lớp chống thấm thứ nhất Superflex theo định mức 0.5 Kg/m2.
– Sau khi khô, thi công lớp chống thấm thứ hai Superflex theo định mức 0.5 Kg/m2.
– Khuyến khích thi công lớp chống thấm thứ ba, thứ tư Superflex theo định mức 0.5 Kg/m2.
Lưu ý: Thứ tự các lớp chống thấm cần lăn vuông góc với nhau. Để lấp đầy các lỗ thoát khí và đảm bảo tạo thành lớp màng chống thấm liên tục và liền mạch.

Báo Giá Chống Thấm Tầng Hầm
Để có báo giá chính xác nhất. Cần khảo sát thực tế công trình, đề xuất vật liệu và định mức thi công, diện tích cần chống thấm và điều kiện thi công. Liên hệ với Cát Tường qua SĐT: 0983 079742 để được khảo sát, tư vấn miễn phí và báo giá chi tiết nhất.
Quy trình thi công chống thấm chi tiết nhất cho từng hạng mục quý khách hàng xem thêm Link đính kèm ngay bên dưới.
- Chống thấm sân thượng & chống thấm sàn mái
- Chống thấm nhà vệ sinh & chống thấm ban công
- Chống thấm hồ bơi & chống thấm bể chứa nước
- Chống thấm tường ngoài tầng hầm